TRIẾT LÝ GIÁO DỤC

ÁP DỤNG MÔ HÌNH “GIÁO DỤC KHAI PHÓNG”:

Giáo dục khai phóng là một triết lý giáo dục cung cấp cho học sinh một nền tảng kiến thức rộng và những kỹ năng có thể chuyển đổi được; cộng với sự cảm nhận mạnh mẽ về các giá trị, đạo đức, và sự gắn bó của công dân. Học sinh được trang bị khả năng đối mặt với những vấn đề quan trọng và phương pháp học tập, chứ không phải một khóa học hay một môn học cụ thể.”

Theo Hiệp hội các trường đại học Hoa Kỳ (Association of American Colleges & Universities – AAC&U)
TÌM HIỂU THÊM

TẬP TRUNG VÀO SỰ PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN CỦA HỌC SINH

thông qua việc áp dụng Giáo dục khai phóng, dựa trên các cơ sở khoa học, gồm: Trí thông minh đa diện, Thang tư duy BloomTháp học tập.

GIÁO DỤC KHAI PHÓNG

được thực hiện dựa trên nguyên lý dạy học sinh cách suy nghĩ (how to think) và cách học (how to learn) hơn là nội dung suy nghĩ (what to think) và nội dung học (what to learn). Giáo viên và học sinh sẽ gắn kết với nhau trong quá trình học tập thông qua việc thảo luận, đặt câu hỏi, khuyến khích khám phá, trải nghiệm, đúc kết và thực hiện. Từ đó, mỗi cá nhân học sinh sẽ hình thành cho bản thân một cách học chủ động và hiệu quả nhất.

TRÍ THÔNG MINH ĐA DIỆN

(Multiple Intelligences)

Mỗi học sinh đều thông minh và thuộc các dạng thông minh khác nhau trong 8 loại dưới đây:

  • Thông minh ngôn ngữ
  • Thông minh logic – toán học
  • Thông minh thể chất
  • Thông minh về không gian
  • Thông minh về giao tiếp xã hội
  • Thông minh nội tâm
  • Thông minh âm nhạc
  • Thông minh về tự nhiên

Vì vậy Inspire – Khai Nguyên sẽ khơi gợi tiềm năng và tạo điều kiện học tập theo đúng khả năng của từng học sinh. Nhờ đó các em có thể khám phá và phát triển toàn diện nhất.

THANG TƯ DUY BLOOM

(Bloom’s Taxonomy)

Thang cấp độ tư duy có thể được xem là một công cụ nền tảng để từ đó xây dựng và sắp xếp các mục tiêu giáo dục, xây dựng các chương trình, quy trình giáo dục và đào tạo, xây dựng và hệ thống hóa các câu hỏi, bài tập dùng để kiểm tra, đánh giá quá trình học tập.

Thang tư duy bao gồm 6 cấp độ:

  • Nhớ (Remembering)
  • Hiểu (Understanding)
  • Vận dụng (Applying)
  • Phân tích (Analyzing)
  • Đánh giá (Evaluating)
  • Sáng tạo (Creating).

THÁP HỌC TẬP

(The Learning Pyramid)

Tháp học tập là một mô hình được Viện Nghiên cứu Giáo dục Mỹ phổ biến rộng rãi từ những năm 1960.

Tháp này cho thấy mức độ hiệu quả của các phương pháp học khác nhau như thế nào. Hình thức giảng dạy phổ biến nhất là nghe giảng truyền thống chỉ giúp học sinh tiếp thu được 5% lượng kiến thức. Để học sinh học tập lẫn nhau là phương pháp tốt nhất, giúp học sinh tiếp thu kiến thức lên tới 90%.

Tại Inspire – Khai Nguyên, chúng tôi áp dụng Phương pháp học tập chủ động, giáo viên luôn lấy học sinh làm trung tâm, tập trung vào quá trình tiếp thu của các em, khác với các phương pháp truyền thống thường chỉ chú trọng vào nội dung và kiến thức và học sinh chỉ ngồi nghe và ghi chép, đem lại hiệu suất học tập cao hơn.